Tin tức | Tuyển dụng | E-brochure | Liên hệ | Vị trí | THỨ BA, 13 THÁNG 7, 2021
Logo

Hình thành & phát triển

Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữ vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước về công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Trong đó, việc mở rộng và phát triển các KCN là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu trong bước đường công nghiệp hóa và đô thị hóa của tỉnh Bình Dương, trong đó có KCN Nam Tân Uyên.

        Với diện tích 330,5 ha nằm ở phía Nam của huyện Tân Uyên, cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 30 Km về hướng đông bắc, trung tâm tỉnh Bình Dương 12 km, sân bay Tân Sơn Nhất 28 km và các vành đai giao thông nội vùng, Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên, do Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép thành lập tại văn bản số: 1531/TTg-CN ngày 07 tháng 10 năm 2005; Theo đó, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương đã hướng dẫn chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đưa Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên đi vào hoạt động chính thức từ 25 tháng 10 Năm 2005 theo Quyết định số 5297/QĐ-UBND ngày 24/10/2005 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên; và Quyết định số: 2169/QĐ-BXD ngày 22/11/2005 của Bộ Xây Dựng về việc phê duyệt quy họach chi tiết Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên.

        Ngay khi nhận quyết định thành lập, Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên đã khẩn trương tiến hành lập tổng dự toán đầu tư xây dựng – kinh doanh hạ tầng và sớm bắt tay ngay vào việc triển khai thi công các hạng mục chính, biến một vườn cây cao su cho năng suất thấp do qua nhiều năm khai thác và đã đến thời kỳ thanh lý, trở thành một vùng đất khang trang với đầy đủ cơ sở hạ tầng tiện ích giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng đi vào hoạt động, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương cũng như các vùng lân cận, giúp người dân có được cuộc sống ổn định thay vì cuộc sống của họ trước đây phần lớn là phụ thuộc vụ mùa sản xuất nông nghiệp…, và góp phần tạo nên một diện mạo mới cho huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Hình-1:Cổng chính vào của Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên

       Chính vì thế, các cấp, sở, ban ngành tỉnh Bình Dương cũng thật sự quan tâm, ủng hộ Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên trong quá trình phát triển và việc mở rộng quy mô hoạt động. Vừa qua, ngày 29 tháng 07 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản số 1285/TTg-KTN cho phép Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng Khu công nghiệp Nam Tân Uyên thêm 300 ha để sẵn sàng tiếp đón các nhà đầu tư khi nền kinh tế phục hồi.

 

       Các thành tích đạt được:

       Trong những ngày đầu đi vào hoạt động mời gọi đầu tư của cuối năm 2005, số lao động trực tiếp làm việc tại công ty là rất ít, nhưng nhờ có sự phân công hợp lý và tính nhạy bén nắm bắt thời cơ trong kinh doanh của Ban Tổng giám đốc, kết hợp sự chủ động làm việc, đoàn kết, gắn bó, cũng như nhiệt huyết làm việc từ của lãnh đạo cho đến toàn thể cán bộ công nhân viên, đã góp phần tích cực trong việc thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ và kế hoạch do Hội Đồng Quản Trị đề ra.

         Cho đến nay, tháng 09 năm 2009, Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên, chủ đầu tư cơ sở hạ tầng Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên, đã gặt hái nhiều thành quả ngoài sự mong đợi của Hội đồng Quản trị cũng như của các cấp các ban ngành tỉnh Bình Dương, mỗi năm đều có sự tăng trưởng, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Thu nhập, việc làm của CB-NV ngày càng được ổn định và nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh được đầu tư hoàn thiện và hiện đại.

Hình-2: Kho ngoại quan trong Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên 

Hình-3: Doanh nghiệp trong Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên

        Công ty đã đầu tư hơn 225,8 tỷ đồng để xây dựng hòan chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho tổng diện tích 330,5 ha đã được phê duyệt để phục vụ cho các nhà đầu tư đã vào đầu tư. Bao gồm: 32,4 km đường bê tông nhựa nóng và hê thống điện chiếu sáng, 53,6 km hệ thống thoát nước mưa và 51,6 km hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn lọai A trước khi xả thải ra môi trường chung.

Hình-4: Nhà máy xử lý nước thải có công suất 8.800 m3/ngày đêm.  

Ngoài ra, hệ thống điện sản xuất, cáp quang, điện thọai, đường truyền dữ liệu truy cập mạng viễn thông, cấp nước đã sớm được lắp đặt ngay từ khi có những nhà đầu tư đầu tiên đến với Khu công nghiệp.  

Đối với khu mở rộng, Công ty đang tiến hành thiết kế chi tiết để trình các cấp phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thi công vào đầu năm 2010 và có thể sớm bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư.

Trong năm 2008, Công ty CP KCN Nam Tân Uyên được đánh giá là đơn vị điển hình và kinh doanh đạt hiệu quả cao trong các đơn vị thuộc Tập đoàn CN Cao su VN về lĩnh vực hoạt động KCN.Ngày 07/8/2009, Công ty đã được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CN Cao su xếp loại đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong Tập Đoàn CN Cao su VN.

Với các kết quả đã đạt được, Công ty đã mở rộng đầu tư vào các dự án trong cùng lĩnh vực kinh doanh như:

Back to Top